Có ~N~ cục thạch xếp thành một hàng ngang. Ban đầu, cục thạch thứ ~i~, đếm từ trái sang, có kích thước ~a_i~.
Taro cố gắng ghép những cục thạch này lại với nhau để tạo thành một cục thạch lớn hơn. Anh ấy sẽ liên tục lặp lại thao tác sau cho đến khi chỉ còn lại một cục thạch duy nhất:
- Taro chọn hai cục thạch kế bên nhau và ghép chúng lại. Cục thạch mới sẽ có kích thước là ~x+y~, ~x~ và ~y~ là kích thước của hai cục thạch được chọn trước khi được ghép. Chi phí phát sinh là ~x+y~ và vị trí tương đối giữa các cục thạch là không thay đổi trong suốt quá trình kết hợp các cục thạch.
Taro là một người tiết kiệm. Bạn hãy giúp Taro tìm chi phí phát sinh nhỏ nhất có thể.
Input
Dòng đầu tiên chứa số nguyên ~N(2 \leq N \leq 400)~ là số lượng cục thạch.
Dòng thứ hai chứ ~N~ số nguyên ~a_1,a_2,a_3,...,a_n (1 \leq a_i \leq 10^9)~.
Output
Dòng duy nhất là chi phí phát sinh nhỏ nhất.
Sample 1
Input
4
10 20 30 40
Output
190
Taro nên thực hiện như sau (những cục thạch được ghép sẽ được in đậm).
- (10, 20, 30, 40) → (30, 30, 40)
- (30, 30, 40) → (60, 40)
- (60, 40) → (100)
Sample 2
Input
5
10 10 10 10 10
Output
120
Taro có thể thực hiện các thao tác như dưới đây:
- (10, 10, 10, 10, 10) → (20, 10, 10, 10)
- (20, 10, 10, 10) → (20, 20, 10)
- (20, 20, 10) → (20, 30)
- (20, 30) → (50)
Sample 3
Input
3
1000000000 1000000000 1000000000
Output
5000000000
Câu trả lời có thể không vừa kiểu int.
Sample 4
Input
6
7 6 8 6 1 1
Output
68
Taro nên thực hiện các thao tác như sau:
- (7, 6, 8, 6,1, 1) → (7, 6, 8, 6, 2)
- (7, 6, 8, 6, 2) → (7, 6, 8, 8)
- (7, 6, 8, 8) → (13, 8, 8)
- (13, 8, 8) → (13, 16)
- (13, 16) → (29)
Comments
.
để giải được một bài toán quy hoạch động thì có một số bước cơ bản b1: định nghĩa bài toán con nhỏ nhất b2: giải bài toán con cơ sở b3: xác định công thức truy hồi, đáp án bài toán
GỢI Ý: Dùng quy hoạch động