Hè đã về! Nhân dịp tết thiếu nhi, trường mầm non Sao Mai tổ chức cho ~N~ bé thiếu nhi đi thăm quan vườn bách thú. Trong vườn thú có ~M~ chuồng liên tiếp nhau, được đánh số liên tiếp từ ~1~ tới ~M~. Ở mỗi chuồng có đúng một con thú được biểu diễn bởi một số tự nhiên trong khoảng từ ~1~ tới ~K~. Sau khi đi thăm vườn thú về, ~N~ bé lần lượt kể cho cô giáo nghe về quan sát của mình. Mỗi bé kể lại: "Ở chuồng thứ ~i~ có con vật ~v+1~ và ở chuồng thứ ~i+1~ có con vật ~v_2~". Tuy nhiên, cô giáo biết chắc chắn có chính xác ~L~ bé nói dối trong ~N~ bé. Một bé nói thật sẽ nói đúng tên con vật ở cả ~2~ chuồng trong khi một bé nói dối sẽ nói sai tên con vật ở ít nhất một chuồng.
Cô giáo đưa ra ~Q~ phán đoán, mỗi phán đoán có dạng: "Ở chuồng thứ ~i~ là con vật ~v~". Hỏi trong trường hợp tốt nhất và xấu nhất, cô giáo có bao nhiêu câu đoán đúng?
Input
- Dòng đầu ghi các số ~N~, ~M~, ~K~, ~L~, ~Q~. (~L \le N \le 200~, ~M~, ~K~, ~Q \le 10000~)
- ~N~ dòng sau, mỗi dòng ghi ~3~ số ~i~, ~v_1~, ~v_2~.
- ~Q~ dòng cuối, mỗi dòng ghi ~2~ số ~i~, ~v~.
Output
- Số câu đoán đúng tối thiểu và tối đa của cô giáo.
Giới hạn
- 30% số test có ~N~, ~M~, ~K \le 10~.
- 70% số test có ~N~, ~M~, ~K \le 100~.
Sample Input 1
3 4 5 1 4
1 1 1
2 2 1
3 2 2
1 1
2 1
3 1
4 2
Sample Output 1
3 3
Sample Input 2
1 2 2 1 2
1 1 1
1 2
2 2
Sample Output 2
1 2
Note
Ở ví dụ ~1~, bé ~1~ và bé ~2~ không thể cùng nói thật (do nói khác nhau về chuồng ~2~). Tương tự bé ~2~ và bé ~3~ không thể cùng nói thật. Do có đúng ~1~ bé nói dối nên bé ~2~ là bé nói dối, bé ~1~ và bé ~3~ là ~2~ bé nói thật, con vật trong ~4~ chuồng lần lượt là: ~1~, ~1~, ~2~, ~2~. Vì thế, cô giáo luôn đoán đúng ~3~ câu.
Ở ví dụ ~2~, em bé duy nhất đã nói dối. Vì vậy ít nhất ~1~ trong ~2~ chuồng không có con vật ~1~. Vì chỉ có ~2~ loại con vật nên ít nhất ~1~ trong ~2~ chuồng có con vật ~2~. Cô giáo đoán đúng ~1~ câu trong trường hợp tệ nhất và ~2~ câu trong trường hợp tốt nhất.
Comments
ở chuồng thứ i có con vật v1