[B.1.1.2] So sánh được mạng LAN và Internet
LAN (Mạng cục bộ)
- Mạng kết nối các thiết bị trong phạm vi nhỏ như tòa nhà, cơ quan, trường học.
WLAN (Mạng cục bộ không dây)
- Không nhầm lẫn với WAN.
- Ở hầu hết các mạng WLAN, việc truyền không dây tuân theo chuẩn Wi-Fi, các mạng WLAN này được gọi là mạng Wi-Fi.
WAN (Mạng diện rộng)
- Mạng kết nối nhiều mạng LAN khác nhau, có quy mô thành phố, quốc gia hay nhiều quốc gia.
Internet
- Một loại mạng WAN, có quy mô toàn cầu.
- Không có chủ sở hữu.
[B.1.1.4] Nêu được khái niệm Internet vạn vật (IoT)
- IoT là việc liên kết các thiết bị thông minh để tự động thu thập, trao đổi và xử lí dữ liệu.
- Một hệ thống IoT có thể không sử dụng Internet, ví dụ như hệ thống thu phí không dừng sử dụng sóng radio để giao tiếp giữa các thiết bị.
[B.1.1.1] Nêu được chức năng chính của một số thiết bị mạng thông dụng
Modem
- Biến đổi tín hiệu tương tự (có dạng sóng, truyền được xa) thành tín hiệu số (được sử dụng bởi các thiết bị khác trong mạng LAN) và ngược lại.
Router
- Định tuyến, tìm đường đi tốt nhất để truyền gói tin qua các mạng LAN khác nhau
- Kết nối các mạng LAN với nhau và mạng LAN với Internet.
Switch, Hub
- Đều giúp kết nối các thiết bị trong cùng một mạng LAN với nhau.
- Switch xác định được cổng gửi và cổng nhận và tạo kênh truyền dữ liệu tạm thời giữa hai cổng.
- Hub gửi dữ liệu nhận được tới tất cả các cổng, dẫn tới xung đột dữ liệu, làm giảm hiệu quả của mạng. Đổi lại, Hub thường có giá thành rẻ hơn Switch.
- Nếu đề không nêu gì về chi phí, giá thành, có thể coi hai thiết bị như nhau.
Access Point
- Switch + truyền không dây và tạo WLAN.
Cáp mạng (khả năng ra thi thấp)
- Truyền tải dữ liệu giữa hai thiết bị.
- Có hai loại chính:
- Cáp xoắn có lõi kim loại, truyền dữ liệu bằng dòng điện và thường được dùng trong mạng LAN.
- Cáp quang có lõi trong suốt, truyền dữ liệu đi xa bằng ánh sáng, thường được dùng trong mạng WAN.
[B.1.1.1] Kết nối được các thiết bị mạng thông dụng với PC.
- Thứ tự kết nối cơ bản: Máy tính ~\rightarrow~ Access Point ~\rightarrow~ Hub ~\rightarrow~ Switch ~\rightarrow~ Router ~\rightarrow~ Modem (có biến thể thêm, bớt thiết bị).
- Các thao tác trên máy tính và điện thoại sẽ không được trình bày chi tiết mà chỉ nêu điểm cần lưu ý nhất, các em tự thực hành nhiều lần để nhớ.
Kết nối PC với Switch
- Sử dụng cáp xoắn (cáp UTP) có giắc cắm RJ-45 ở hai đầu, một đầu cắm vào cổng RJ-45 của PC, một đầu cắm vào cổng RJ-45 của Switch.
- Quan sát đèn báo hiệu trên cổng. Nếu đèn màu xanh lá nhấp nháy thì nghĩa là đã kết nối thành công.
- Xác nhận kết nối bằng cách truy cập trang web trên PC
Kết nối PC/Laptop với Access Point / mạng Wi-Fi
- PC cần có bộ giao tiếp mạng (Network Interface Card - NIC) không dây.
Kết nối Switch với Router
- Sử dụng cổng LAN của Router
Kết nối Modem với Router
- Sử dụng cổng WAN của Router
[B.1.3.1] Kết nối được thiết bị di động vào mạng máy tính trong điều kiện phần cứng và phần mềm đã được chuẩn bị đầy đủ.
Kết nối điện thoại với Access Point / mạng Wi-Fi
- Cần nằm trong vùng phủ sóng của Access Point, cần nhập mật khẩu nếu mạng Wi-Fi có mật khẩu.
Kết nối điện thoại vào mạng 3G
- Sử dụng "Dữ liệu di động"
[B.1.1.2] Mô tả sơ lược được vai trò và chức năng của giao thức mạng nói chung và giao thức TCP/IP nói riêng
Giao thức mạng
- Giao thức mạng là các quy tắc điều khiển việc kết nối và truyền thông gửi các thiết bị mạng.
- Hai thiết bị phải dùng cùng một giao thức thì mới có thể kết nối với nhau qua mạng.
Bộ giao thức TCP/IP gồm hai giao thức: giao thức TCP và giao thức IP
Giao thức TCP
- Đảm bảo việc truyền dữ liệu ổn định, đúng thứ tự.
- Gồm 3 bước:
- Thiết lập kết nối
- Trao đổi dữ liệu:
- Truyền dữ liệu: chia dữ liệu thành gói tin, mỗi gói tin được gắn số thứ tự và số xác nhận rồi gửi đi qua mạng; máy nhận xác thực lại việc đã nhận gói tin.
- Kiểm tra lỗi: Kiểm tra lại số thứ tự và số xác nhận. Trường hợp bị mất gói tin hoặc lỗi, gửi lại gói tin.
- Kết thúc kết nối.
- Ngoài ra, TCP còn có cơ chế để điều chỉnh tốc độ truyền dữ liệu để giảm thiểu việc bị mất gói tin.
Giao thức IP (giao thức Internet)
- Định tuyến (xác định đường đi), định danh gói tin để đảm bảo gói tin đến đúng địa chỉ máy nhận.
- Gói tin được gán thêm địa chỉ IP máy gửi và máy nhận (giống địa chỉ nhận, địa chỉ gửi trên phong bì thư)
Địa chỉ IP
- Các thiết bị trong cùng một mạng cục bộ có chung các số đầu thuộc phần địa chỉ mạng (Network ID) của địa chỉ IPv4, các số cuối là phần địa chỉ máy (Host ID) thì khác nhau.
- Địa chỉ IPv4 gồm 32 bit, thường thấy ở dạng 127.29.45.123. Do 1 byte = 8 bit nên địa chỉ IPv4 gồm 4 byte, mỗi byte thường được biểu diễn ở hệ thập phân và là một số từ 0 đến 255.
- Địa chỉ IPv6 gồm 128 bit, thường thấy ở dạng 2001:0db8:85a3:0000:0000:8a2e:0370:7334 (gồm 8 phần, mỗi phần 16 bit tương ứng với 2 byte và thường được biểu diễn ở hệ 16).
- Kỹ năng đổi địa chỉ IP giữa các hệ 2, 10, 16:
- Mẹo CASIO. Xem video YouTube
- Mẹo loại nhanh đáp án, kiểm tra lại việc bấm máy: Một số ở hệ 2 kết thúc bằng số 0 khi và chỉ khi số đó ở hệ 10 là số chẵn.
Hệ thống tên miền - Domain Name System (DNS)
- Chuyển địa chỉ IP (khó nhớ) thành tên miền (dễ nhớ) và ngược lại.
[B.1.2.1] Sử dụng được các chức năng mạng của hệ điều hành để chia sẻ tài nguyên.
Chia sẻ tệp hoặc thư mục
- Có ba quyền:
- Full Control: toàn quyền (đọc, sửa, xóa, thiết lập lại quyền của mọi người dùng).
- Change (Windows 10) hoặc Read/Write (Windows 11): đọc, ghi. Nếu là thư mục thì có thể xóa các tệp và thư mục con bên trong.
- Read: đọc, chép dữ liệu ra ngoài.
Chia sẻ máy in
- Cần chia sẻ máy in thì các máy khác trong cùng mạng LAN mới dùng được.
- Hệ quả: Nếu một máy không thể kết nối với máy in thông qua các thiết bị đang bật, máy đó sẽ không thể dùng được máy in. Ví dụ, nếu máy in nối với máy giáo viên và máy giáo viên tắt, các máy học sinh trong cùng một mạng LAN sẽ không thể sử dụng máy in.
Ở các phần thực hành, nên có bước kiểm tra lại sau khi hoàn thành như vào một trang web bất kì sau khi kết nối mạng, in thử một trang sau khi kết nối với máy in, ...
Bình luận