Không gian metric
Định nghĩa, sự hội tụ
Định nghĩa : Cho tập hợp ~X~, ánh xạ ~\rho :X \times X \rightarrow \mathbb{R}~ được gọi là metric (khoảng cách) khi và chỉ khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- ~\rho(x, y) \ge 0~ ~\forall x, y \in X;\ \rho(x,y) = 0 \Leftrightarrow x = y~
- ~\rho(x, y) = \rho(y, x) \Leftrightarrow x = y \ \forall \ x, y \in X~
- ~\rho(x, z) \le \rho(x, y) + \rho(y, z) \ \forall \ x, y, z \in X~
Khi đó ~(X, \rho)~ được gọi là không gian metric
Sự hội tụ : Cho ~\{x_n\} \subset X, x_0 \in X~, ta bảo $$\lim_{n \rightarrow \infty} x_n = x_0 \Leftrightarrow \lim_{x \rightarrow \infty} \rho(x_n, x_0) = 0$$
Tập mở, tập đóng
Cho ~(X, \rho)~ là không gian metric :
- ~B\left(x_0, r\right) = \{ x \in X : \rho(x, x_0) < r \}~ là hình cầu mở tâm ~x_0~ bán kính ~r~
~B\left[x_0, r \right] =\{x \in X : \rho(x, x_0) \le r \}~ là hình cầu đóng tâm ~x_0~ bán kính ~r~
~A \subset X~ được gọi là tập mở ~\Leftrightarrow~ ~\forall x \in X, \exists \ r > 0: B\left(x, r\right) \subset A~
- ~A \subset X~ được gọi là tập đóng nếu ~X \backslash A~ là mở
Định lí 1 : Cho ~(X, \rho)~ là không gian metric, thì có :
- ~\varnothing, X~ là các tập mở.
- Hợp của họ bất kì các tập mở là tập hợp mở.
- Giao của họ hữu hạn các tập mở là tập hợp mở.
Định lí 2 : Cho ~(X, \rho)~ là không gian metric, thì có :
- ~\varnothing, X~ là các tập đóng.
- Hợp của họ hữu hạn các tập đóng là tập hợp đóng.
- Giao của họ bất kì các tập đóng là tập hợp đóng.
Định lí 3 : Cho ~(X, \rho)~ là không gian metric, khi đó ~A~ đóng ~\Leftrightarrow \ \forall \ \{x_n\} \subset X, x_n \rightarrow x_0~ khi ~n \rightarrow \infty \ \Rightarrow x_0 \in A~
Mệnh đề :
- Trong không gian metric, hình cầu đóng là tập đóng
- Cho ~x \in X~, tập mở bất kì chứa điểm ~x~ được gọi là lân cận của ~x~.
- Cho ~x \in X~, ~x~ được gọi là điểm trong của tập ~A \subset X~ khi và chỉ khi tồn tại một lân cận của ~x~ nằm trong ~A~
- Cho ~x \in X~, ~x~ được gọi là điểm biên của ~A~ khi và chỉ khi mọi lân cận ~U~ của ~x~ đều có ~U \cap A \neq \varnothing, \ U \cap (X \backslash A) \neq \varnothing~
Định lí 4 : điểm ~x_0 \in X~ được gọi là điểm tụ của tập ~A \subset X~ khi và chỉ khi tồn tại dãy ~\{x_n\}~ đôi một khác nhau của ~A~ sao cho ~x_n \rightarrow x_0~ khi ~n \rightarrow \infty~
Hệ quả : ~A \subset X~, ~A~ đóng ~\Leftrightarrow~ A chứa các điểm tụ của nó
Định nghĩa : Cho ~A \subset X~, ta gọi ~\overline{A} = A \cup \partial A~ là bao đóng của ~A~, ở đó ~\partial A~ là tập các điểm biên của ~A~.
Định lí 5 : ~\overline{A}~ là tập đóng và là tập đóng nhỏ nhất chứa ~A~.
Định lí 6 : Cho ~A \subset X~, khi đó ~x_0 \in \overline{A} \ \Leftrightarrow \exists \ \{x_n\} \subset A : x_n \rightarrow x_0~ khi ~n \rightarrow \infty~
Định nghĩa : Phần trong của ~A~ là tập hợp các điểm trong của ~A~ và được kí hiệu là ~A^0~ hoặc ~\text{Int} A~
Định lí 7 : Ta có
- ~A^0~ là tập mở và là tập mở lớn nhất trong ~A~
- ~A^0 = A \backslash \partial A~
Định nghĩa : Cho ~A \subset X~, ta nói ~A~ trù mật trong ~X~ ~\Leftrightarrow \ \overline{A} = X~
Hệ quả : Ta nói ~A~ mở ~\Leftrightarrow \ A = A^0~ và ~A~ đóng ~\Leftrightarrow \ A = \overline{A}~
Không gian metric đủ (đầy)
Cho ~(X, \rho)~ là không gian metric.
Định nghĩa : Mọi dãy ~\{x_n\} \subset X~ là dãy cơ bản ~\Leftrightarrow \ \rho(x_n, x_m) \rightarrow 0~ khi ~n, m \rightarrow \infty~
Chú ý : Mọi dãy hội tụ đều là dãy cơ bản.
Định nghĩa : ~(X, \rho)~ được gọi là không gian metric đủ khi và chỉ khi mọi dãy cơ bản trong ~X~ đều hội tụ.
Nguyên lí Cantor : Trong không gian metric đủ, mỗi dãy hình cầu đóng thắt dần đều có một điểm chung duy nhất.
Định nghĩa. : Ánh xạ ~f~ từ không gian metric ~X~ vào chính nó được gọi là ánh xạ co ~\Leftrightarrow \ \exists \ \theta \in (0; 1) : \rho(f(x_1), f(x_2)) \le \theta \rho(x_1, x_2)~
Định nghĩa : Điểm ~x \in X~ được gọi là điểm bất động của ánh xạ ~f~ khi và chỉ khi ~f(x) = x~
Định lí 8 (Banach) : Mỗi ánh xạ co ~f~ từ không gian metric đủ ~X~ vào chính nó đều có một điểm bất động duy nhất.
Không gian định chuẩn
Định nghĩa : Ánh xạ ~\Vert \ \Vert : X \rightarrow \mathbb{R} \ (x \rightarrow \Vert x \Vert)~ thỏa mãn các điều kiện sau :
- ~\Vert x \Vert \ge 0, \ \Vert x \Vert = 0 \Leftrightarrow x = 0 \ \forall x \in X~
- ~\Vert \lambda x \Vert = \vert \lambda \vert \Vert x \Vert \ \forall x \in X, \lambda \in \mathbb{R}~
- ~\Vert x + y \Vert \le \Vert x \Vert + \Vert y \Vert \ \forall x, y \in X~
thì được gọi là chuẩn trên ~X~
Định nghĩa : ~X~ là không gian tuyến tính thực, khi đó ~(X, \Vert \ \Vert)~ được gọi là không gian tuyến tính định chuẩn.
Mệnh đề : ~(X, \Vert \ \Vert)~ là không gian định chuẩn, khi đó ~(X, \rho)~ là không gian metric, ở đó ~\rho(x, y) = \Vert x - y \Vert~
Định nghĩa : Cho ~(X, \Vert \ \Vert_1), (X, \Vert \ \Vert_2)~ Ta bảo các chuẩn ~\Vert \ \Vert_1, \Vert \ \Vert_2~ tương đương ~\Leftrightarrow \exists \ M > 0, m > 0 : m\Vert x \Vert_1 \le \Vert x \Vert_2 \le M\Vert x \Vert_1 \ \forall x \in X~
Nhận xét : Các chuẩn trên không gian tuyến tính hữu hạn chiều đều tương đương với nhau.
Bình luận
read this give me chill